Bạn đang bắt đầu hành trình khởi sự phải không ạ? Bước đầu hành trình này là bạn phải có pháp nhân doanh nghiệp để chính thức được công nhận trên bản đồ doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện tại, thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được các quan nhà nước đơn giản hóa để hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất.

Cùng VietPhone Building tham khảo qua 5 bước để hoàn thành một doanh nghiệp mới nhé! 

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng

Đây được xem là bước đầu tiên sẽ định hình mô hình doanh nghiệp của bạn. Ảnh hướng tới toàn bộ quy trình sau này vì vậy các bạn cần tìm hiểu kỹ, cũng như định hướng thật rõ ràng.

Dựa vào số lượng thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp chúng ta có thể lựa chọn loại hình phù hợp.

Nếu công ty có một người( nghĩa là có mình bạn góp vốn) thì nên chọn: Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH 1 thành viên.

Cty TNHH một thành viên được lựa chọn nhiều nhất trong 2 loại hình trên.

+ Nếu có từ hai thành viên trở lên thì có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty TNHH hai thành viên

Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Trong 3 loại hình này thì bạn nên xem xét thành lập công ty cổ phần sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Bước 2: Chọn địa chỉ công ty và tên công ty

Khi các bạn đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, thì bước tiếp theo là thông nhất tên doanh nghiệp cả tiếng anh và tiếng việt.

Có một số quy tắc đặt tên doanh nghiệp mà bạn cần lưu ý:

Quy định về đặt tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
(Quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp)

Tham khảo thêm về các quy định đặt tên doanh nghiệp tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Chọn địa chỉ kinh doanh cho doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nghĩa là bạn có thể lấy địa chỉ nhà để làm địa chỉ đặt cho doanh nghiệp. Nhưng nếu nhà bạn ở chung cư cao tầng thì không được. Vì các căn hộ chung cư chưa được cấp phép với chức năng mở địa chỉ kinh doanh.

Trừ khi bản quản lý chung cư đăng ký chức năng cho phép mở văn phòng công ty cho một vài tầng nhất định thì được. Điều này bạn phải hỏi kỹ bên ban quản lý.

Nếu bạn cần có một địa chỉ để đặt cho doanh nghiệp chuyên nghiệp, ổn định thì có 2 phương án phổ biến hiện nay bạn nên xem xét.

  • Thuê văn phòng trọn gói

Đây là dịch vụ phù hợp với bạn nếu bạn muốn có một văn phòng để làm việc. Trong gói thuê văn phòng thì bạn được lấy địa chỉ văn phòng làm địa chỉ doanh nghiệp. 

Và tên doanh nghiệp bạn sẽ được niêm yết trên bảng công ty của tòa nhà.

Bạn có thể tham khảo thêm văn phòng trọn gói tại VietPhone Building

  • Thuê văn phòng ảo

Nếu bạn không cần một văn phòng để đến làm việc mà chỉ cần một địa chỉ đặt trụ sở công ty thì văn phòng ảo là giải pháp dành cho bạn. 

Ưu điểm văn phòng ảo chi phí rất rẻ và đáp ứng đầy đủ yếu tố pháp lý trong thành lập doanh nghiệp. 

Tham khảo chi tiết văn phòng ảo tại VietPhone Building nhé!

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Khi đã chuẩn bị xong đại chỉ đặt doanh nghiệp và tên thì bạn có thể bắt đầu chuẩn bị hồ sơ để hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Tại bước này bạn có 2 lựa chọn:

Thuê đơn vị chuyên thủ tục doanh nghiệp họ sẽ giúp bạn, chuẩn bị các giấy tờ liên quan, và bạn chỉ cần điền thông tin theo các biểu mẫu và gửi họ.

Dịch vụ sẽ giúp bạn nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư. Khắc dấu, công bố mẫu dấu,…Nói chung bạn không cần làm gì ngoài chờ thời gian. Đổi lại bạn phải mất thêm ít chi phí. 

Phương án 2 là tự hoàn thành hồ sơ và nộp. Nếu bạn đã có kinh nghiệm thì có thể làm để hạn chế chi phí.

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

Công ty chỉ có 01 thành viên góp vốn (01 thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập).
Hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên;.
Điều lệ công ty.
Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Giới hạn thành viên từ 02 đến 50 thành viên.
Hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên;
Điều lệ doanh công ty;
Danh sách thành viên công ty;
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Công ty cổ phần

Tối thiểu 03 cổ đông và không giới hạn tối đa số lượng cổ đông, có thể trở thành công ty đại chúng, tham gia vào thị trường chứng khoán.
Hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần;
Điều lệ công ty;
Danh sách cổ đông công ty;
Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 4: Khắc dấu, công bố mẫu dấu và công bố doanh nghiệp trên công thông tin doanh nghiệp

Khi các hồ sơ được duyệt và được cung cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm mã số thuế doanh nghiệp thì công ty tiến hành khắc dấu công ty tại cái cơ sở đủ diều kiện kinh doanh khắc dấu.

Khi đã hoàn thành xong con dấu. Để con dấu có hiệu lực và được sử dụng thì công ty cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm:

– Ngành, nghề kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bước 5: Thực hiện khai báo thuế lần đầu

Sau khi có giây chứng nhận thành lập doanh nghiệp mã số thuế bạn phải tiến hành các thủ tục liên quan đến thuế.

Bao gồm khai bao thuế ban đầu, chứ ký số, hóa đơn điện tử.

Bước này bạn nên thuê các công ty chuyên về thuế họ sẽ làm thủ tục giúp bạn. 

Nếu bạn có người thân làm về thuế doanh nghiệp có thể nhờ họ khai báo. 

Thường doanh nghiệp bạn đặt quận, huyện nào thì sẽ được thuế địa phương đó quản lý. 

Sau khi hoàn thành các bước về thuế thì bạn đã chính thức hoàn thành thủ tục doanh nghiệp.

Hy vọng những bước trên sẽ giúp bạn có được một quy trình khái quát thành lập doanh nghiệp. 

Chúc các bạn thành công, nếu có bất kỳ vấn đề về văn phòng, thủ tục doanh nghiệp liên hệ ngay với VietPhone Building nhé!

Có Thể Bạn Thích